Chuyển đổi số cho khâu quản lý, vận hành của ngành F&B có thể hỗ trợ các doanh nghiệp F&B đạt được những tiến bộ về hiệu quả hoạt động (OpEx), tối đa hóa giá trị tài sản (CapEx), giảm tiêu thụ phát sinh và truy xuất tức thời nguồn gốc, dữ liệu sản phẩm.
Mọi thứ nghe có vẻ xa lạ và to tát, nhưng kì thực chủ nhà hàng có thể áp dụng từ việc nhỏ nhất liên quan tới việc vận hành từ nhân viên order, bếp, nhập kho… hoặc việc quản trị từ cấp Quản lý nhà hàng hoặc Chủ nhà hàng để đo lường báo cáo và ra quyết định liên quan tới tài chính, nhân sự. Bạn đã làm tới đâu rồi?
Tăng hiệu suất và linh hoạt
Mọi dữ liệu là trung tâm của quá trình chuyển đổi số, song có chưa đến 10% dữ liệu được sử dụng sau khi thu thập, khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội tối ưu lợi nhuận.
Tăng khai thác sức mạnh dữ liệu nhờ “chuyển đổi số” trong khâu quản lí, doanh nghiệp F&B có thể đẩy nhanh hơn nữa quá trình phục vụ khách, tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên và mang lại sự linh hoạt trong kế hoạch kinh doanh. Báo cáo cho thấy chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và độ linh hoạt trung bình đến 25%.
Tối ưu hoá chi phí
Việc ứng dụng “chuyển đổi” số sẽ giúp tối ưu hoá việc sử dụng chi phí nhân sự, chi phí vận hành. Đồng thời sẽ giảm thiểu rủi ro chi phí cho việc thất thoát, sai sót hoặc thiếu hụt sản phẩm. Việc tối ưu hoá chi phí sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận đáng kể, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững hơn.
Tiết kiệm nhân lực
Chuyển đổi số trong khâu quản lí giúp sắp xếp các dữ liệu khoa học, nhanh chóng. Đồng thời giúp quá trình chuyển giao thông tin giữa các bộ phận dễ dàng hơn mà không cần phát sinh thêm bên thứ 3 đối chiếu, kiểm kê.
Giảm thời gian truy xuất nguồn gốc, dữ liệu sản phẩm trong kho
Dữ liệu truy xuất chỉ bằng vài thao tác trong quá trình “chuyển đổi số” không chỉ giúp thu thập chính xác, mà còn nhanh chóng theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp đưa ra hành động thích hợp ngay lập tức. Ngoài ra, dữ liệu truy xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể liên quan đến thất thoát, hao hụt sản phẩm, hoặc tiết kiệm nguồn lực huy động để truy xuất.
Hoạch định nguồn lực rõ ràng
Với ứng dụng cụ thể là các giải pháp phần mềm ERP – hoạt động như 1 mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Mục đích của phần mềm ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,… .
Kết luận:
Ứng dụng “chuyển đổi số” trong việc quản lý nhà hàng sẽ mang lại những chuyển biến tích cực và rõ rệt cho việc kinh doanh F&B, giúp cho sự ổn định và phát triển doanh nghiệp bền vững hơn, đáp ứng thức thời các nhu cầu và chuyển biến của thị trường. Chúc các bạn ứng dụng hiệu quả và thành công nhé!